Ngày đăng 17/5/2021 1289 Lượt xem
AirTag của Apple cùng với SmartTag của Samsung đều là những thiết bị định vị nhỏ gọn, cho phép người dùng theo dõi và tìm những đồ vật thất lạc một cách hiệu quả nhất. Cả 2 hãng sản xuất đều đang dẫn đầu về việc sản xuất đồ dùng thông minh.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ so sánh giữa Galaxy SmartTag và Apple AirTag về thiết kế, tính năng, hiệu suất và cách vận hành. Liệu rằng với mức giá cao gấp đôi, AirTag có điểm gì đặc biệt hơn so với SmartTag.
+ Galaxy SmarTag: 39.1 x 39.1 x 10.4 mm, nặng 13g, chống nước đạt chuẩn IP53
+ Apple AirTag: 31.9 x 31.9 x 8 mm, nặng 11g, chống nước đạt chuẩn IP67
Thiết bị định vị SmartTag có cấu tạo bằng nhựa với lớp vỏ mờ với 2 lựa chọn màu sắc đơn giản gồm đen và trắng. Thiết bị này có một lỗ ở phần trên cùng, là nơi bạn có thể lắp vòng dây để mang theo bên người dễ dàng và an toàn hơn.
Trong khi đó, Apple AirTag có thiết kế không nút tối giản, gần tương tự như một nút bấm. Mặt sau được làm từ nhựa trắng, mặt trước cấu tạo từ thép không gỉ sáng bóng giống hầu hết các sản phẩm của Apple. Nhược điểm của thép sáng bóng dễ bị trầy xước. Nếu bạn đặt nó trong túi cùng chìa khóa, có thể khiến vẻ ngoài thiết bị sớm bị phai sờn.
Từ so sánh trên chúng ta có thể thấy, Galaxy SmartTag có trọng lượng gọn, nhẹ hơn. Về ngoại hình, SmartTag là thiết kế hình vuông được làm cong các cạnh mềm mại, còn AirTag là hình tròn hoàn hảo đúng với triết lý cân đối của Apple.
+ Galaxy SmarTag: kết nối Bluetooth LE, phát ra tiếng kêu để người dùng định vị, mạng lưới tìm kiếm Galaxy Find.
+ Apple AirTag: kết nối Bluetooth LE, phát tiếng kêu để người dùng định vị, UWB định vị chính xác, mạng lưới tìm kiếm Find My
Thiết bị định vị Samsung Galaxy SmartTag
Galaxy SmartTag và AirTag đều được trang bị Bluetooth LE, đây là một kết nối tiêu chuẩn mà bất kỳ thiết bị theo dõi nào cũng phải có. Cả 2 thiết bị còn được hỗ trợ bởi mạng lưới tìm kiếm rộng lớn từ 2 nhà sản xuất điện thoại hàng đầu thế giới.
Nên mua Galaxy SmartTag hay AirTag?
Về mạng lưới tìm kiếm, FinMy của Apple đang có số lượng thiết bị đang hoạt động nhiều hơn đáng kể so với Galaxy Find.
Ngoài ra, một tính năng khác đáng chú ý trên AirTag là UWB (Ultrawide Band), giúp người dùng dễ dàng định vị chính xác vị trí thiết bị trong phạm vi kết nối. Độ chính xác của UWB tính bằng cm, bởi vậy việc tìm kiếm thiết bị sẽ dễ dàng hơn.
Cách kết nối của AirTag và SmartTag
Cả 2 Tag đều dễ dàng kết nối với các thiết bị thông minh khác. Trong đó, AirTag với thiết kế vỏ nhựa, sau khi tháo ra sẽ phát ra tiếng kêu để người dùng định vị. Sau khi khởi động, bạn chỉ cầm iPhone và đặt Tag gần với nút nguồn, một hộp thoại sẽ xuất hiện trên iPhone và yêu cầu ghép nối. Tiếp theo, bạn hãy đặt tên và đăng ký để AirTag kết nối với số điện thoại và ID Apple của người dùng.
Việc kết nối SmartTag cũng tương tự. Sau khi mở hộp, bạn hãy nhấn nút để phát ra âm thanh. SmartTag sẽ yêu cầu bạn thêm nó vào thiết bị thông minh của mình, bạn nhấn vào thêm và nhấn nút như hướng dẫn để ghép đôi với điện thoại. Sau đó, bạn chỉ cần đặt tên cho nó, sau đó kết nối nó với ứng dụng SmartThings Find.
+ Galaxy SmartTag: Pin CR2032 có thể thay thế, thời lượng sử dụng 300 ngày (Samsung cho biết)
+ Apple AirTag: Pin CR2032 có thể thay thế, thời lượng sử dụng hơn 1 năm (Apple cho biết)
Cả 2 thiết bị định vị đều có cùng loại pin là CR2032 phổ biến và dễ dàng thay thế. Nhưng thời gian sử dụng cho mỗi lần thay pin lại có sự chênh lệch đáng kể đến từ 2 nhà sản xuất.
+ Galaxy SmartTag: Điều khiển thiết bị IoT, chống theo dõi
+ Apple AirTag: Có thể đọc thông tin liên hệ chủ sở hữu bằng thiết bị NFC, chống theo dõi
Chống theo dõi là tính năng được Apple trang bị cho AirTag trước. Sau đó Samsung cũng trang bị cho SmartTag thông qua một bản cập nhật gần đây. Dễ hiểu thì tính năng này sẽ loại bỏ rủi ro nếu ai đó lợi dụng thiết bị này theo dõi người khác. Một khi thiết bị định bị đi theo bạn nhưng không có chủ sở hữu gần đó, sau một thời gian nó sẽ tự động phát ra tiếng kêu báo động cho bạn biết.
Galaxy SmartTag có thêm tính năng điều khiển các thiết bị thông minh trong nhà. Người dùng có thể gán một tính năng cho nút bấm trên SmartTag qua ứng dụng SmartThings. Ví dụ như bật/tắt đèn, tính năng này sẽ giúp bạn nhanh chóng bật đèn khi về tới nhà, hay tắt đèn sau khi khóa cửa.
Trong khi đó, AirTag lại sở hữu tính năng khác hữu ích không kém, đó là khả năng đọc thông tin qua NFC. Khi người dùng đánh dấu AirTag bị mất bằng ứng dụng Find My, sau đó thiết lập thông tin liên hệ của mình. Nếu ai đó nhặt được AirTag, họ chỉ cần sử dụng một thiết bị có NFC, một liên kết sẽ mở thông tin liên hệ của chủ sở hữu đã thiết lập trước đó.
Nhìn chung, cả 2 thiết bị Galaxy SmartTag và AirTag đều là thiết bị hỗ trợ theo dõi nếu đồ vật có bị thất lạc. Nó không phải thiết bị chống trộm, bởi nó dễ dàng bị vô hiệu hóa bằng cách gỡ pin hay phá hủy.
Về công nghệ, tính năng lẫn mạng lưới tìm kiếm rộng lớn, có thể thấy AirTag là thiết bị theo dõi tốt hơn so với SmartTag. Nhưng bù lại, mức giá Galaxy SmartTag lại cạnh tranh hơn rất nhiều. Nếu bạn chỉ có nhu cầu dùng để theo dõi chìa khóa, đồ vật thất lạc thì đây sẽ là thiết bị đáp ứng tốt nhu cầu.
Mỗi người sẽ có sự lựa chọn cho riêng mình tùy thuộc vào việc bạn sử dụng hệ sinh thái nào, chứ không dựa vào các tính năng giữa 2 sản phẩm này.