Ngày đăng 5/6/2023 1713 Lượt xem
Càng ngày các nhà sản xuất càng tập trung cải tiến về độ phân giải camera trên những chiếc smartphone. Vậy độ phân giải trên camera điện thoại là gì? Nó có phải là yếu tố quyết định của những bức ảnh, thước phim được ghi lại hay không? Cùng MinMobile làm rõ điều này ở bài viết dưới đây nhé!
Độ phân giải trên camera là tổng số lượng điểm ảnh (hay còn gọi là pixel) mà ống kính đó có thể thu được. Độ phân giải cao sẽ mang đến những các bức hình và thước phim sắc nét hơn và không bị tình trạng vỡ.
Ví dụ như một hình ảnh được chụp từ camera của Galaxy S23 Ultra 512Gb có độ phân giải là 1440 x 3088 pixel thì độ phân giải của hệ thống ống kính là 4446720, gần 4.5 Megapixel. Camera có độ phân giải càng cao, thì những bức hình của người dùng sẽ trở nên nặng hơn, người dùng có thể zoom hình ảnh đó lên mà không xảy ra tình trạng mất các chi tiết. Do đó, có thể thấy rằng, thông số megapixel mà người dùng cần để hiển thị bức ảnh được chụp ở mức đẹp nhất trên các màn hình của các thiết bị điện tử hiện nay là 3MP. Nếu người sử dụng muốn những bức hình được chụp của mình trông vẫn hoàn hảo trong tương lai xa hơn thì hãy lựa chọn kích thước 8MP để chụp ảnh.
Hiện nay, một đơn vị có tên là MP - viết tắt của megapixel thường được sử dụng làm đơn vị đo độ phân giải, là tổng số lượng điểm ảnh thu được từ hệ thống ống kính. Một MP được quy đổi bằng một triệu pixel.
Ví dụ: Một bức ảnh có độ phân giải 1920x1080 = 2.073.600 pixel, được thu từ ống kính có độ phân giải ít nhất 2.073.600 pixel tương đương với 2MP.
Camera chuyên dụng sở hữu con chip chuyên dụng để xử lý hình ảnh và chỉ tập trung vào xử lý bức hình. Camera chuyên dụng có mang trong mình bộ chuyển đổi ống kính vô cùng linh hoạt và tiện lợi
Hơn thế nữa, camera chuyên dụng sẽ mang trong mình nhiều không gian để chứa các linh kiện và bộ phận để xử lý hình ảnh chuyên nghiệp.
Theo nhận định của giới chuyên gia, thông số Megapixel không quyết định được bức hình của người dùng chụp đẹp hay xấu, chúng chỉ quyết định được hình ảnh của người dùng có kích thước bao nhiêu Megapixel mà thôi bởi những lý do sau:
Việc bức hình của người dùng đẹp hay không đẹp phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống cảm biến ống kính trên từng chiếc smartphone. Bộ phận cảm biến này có trách nhiệm bắt sáng và thu nhận hình ảnh. Nếu sở hữu cảm biến lớn, những bức ảnh thu được sẽ có nhiều ánh sáng hơn, từ đó hạn chế tình trạng nhiễu hạt và các chi tiết được hiển thị một cách vô cùng rõ nét.
Yếu tố thứ 2 ảnh hưởng đến chất lượng của bức ảnh được chụp chính là khẩu độ: Khẩu độ được nhận dạng dưới dạng phân số f/X. Do đó, số X càng nhỏ thì khẩu độ càng lớn, với những hệ thống ống kính sở hữu khẩu độ lớn như Galaxy Note 8 với khẩu độ f/1.7 thì camera này có khả năng chụp đêm khá tốt, độ trường ảnh cũng tốt hơn. Do đó, thông số Megapixel càng cao chỉ thực sự hữu ích khi người dùng cần nó phục vụ cho công việc nhiếp ảnh cũng như khả năng in ấn chuyên nghiệp.
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật của việc camera có độ phân giải cao thì cũng đem lại một số nhược lợi như: độ phân giải cao mang đến kích thước tệp là hình ảnh và video lớn, điều này có thể làm giảm tốc độ xử lý hình ảnh và gây ra tình trạng đầy bộ nhớ của smartphone. Hơn thế nữa là tình trạng các khuyết điểm trong bức ảnh dễ bị lộ, từ đó đòi hỏi kỹ thuật chụp ảnh và quay video của người dùng phải thật tốt.
TỔNG KẾT
Hy vọng qua bài viết vừa rồi, MinMobile Hải Phòng có thể giúp người dùng hiểu hơn về độ phân giải camera trên những chiếc smartphone. Theo dõi ngay website: minmobile.net.vn để liên tục cập nhật những thông tin công nghệ mới nhất trên toàn thế giới nhé. Cảm ơn các bạn đã đọc!