zalo
topbar-img

MinMobile

Đánh giá màn hình công nghệ OLED. Sự nổi bật nằm ở đâu?

Ngày đăng 2/5/2023 1186 Lượt xem

Trên thị trường công nghệ hiện nay, rất nhiều thương hiệu smartphone và tivi đang sử dụng màn hình công nghệ OLED. Vậy tại sao màn hình OLED lại là một trong những công nghệ màn hình được ưa chuộng đến vậy? Màn hình này sở hữu những đặc điểm nổi bật gì? Hãy để MinMobile Hải Phòng chia sẻ những thông tin hữu ích về công nghệ màn hình này nhé!

1. Màn hình công nghệ OLED là gì?

Màn hình công nghệ OLED là viết tắt của cụm từ: Organic Light Emitting Diodes - một loại diode phát sáng với cái tiên LED. Khi có dòng điện chạy qua màn hình, một lớp điện sẽ phát sáng bằng chất liệu bán dẫn nhằm giúp màn hình thiết bị phát sáng.

 

Công nghệ màn hình OLED

 

2. Đặc điểm cấu tạo của màn hình công nghệ OLED

Tấm nền OLED được làm bằng chất liệu thủy tinh hoặc nhựa, đem tới khả năng chống đỡ cho các bộ phận khác của màn hình. Anode là một thành phần để tạo ra những khoảng trống nhằm chứa các điện tích dương ngay khi dòng điện xuất hiện.

 

Đặc điểm cấu tạo màn hình công nghệ OLED

 

Ngược lại với Anode, thành phần Cathode sẽ có trách nhiệm sản sinh ra điện tích âm hay electron ngay khi dòng điện chạy qua. Thành phần cuối cùng là lớp dẫn hữu cơ với 2 chức năng chính là dẫn truyền và phát sáng

3. Ưu nhược điểm của màn hình công nghệ OLED 

Ưu điểm

Khả năng hiển thị hình ảnh có độ tương phản tốt và ánh sáng khá cao, tạo nên độ sâu của gam màu đen. Không những thế còn mang tới góc nhìn rộng hơn các công nghệ màn hình thông thường, giúp người dùng có được những trải nghiệm hiển thị một cách sống động và sắc nét. Hơn thế nữa, công nghệ màn hình này còn có khả năng tiết kiệm năng lượng tuyệt vời mà vẫn đảm bảo được chất lượng hiển thị trên màn hình.

 

Ưu điểm của màn hình OLED

 

Màn hình OLED đem tới chất lượng hình ảnh cực tốt do được trang bị rất nhiều bộ lọc sắc màu riêng biệt. Từ đó đem tới sắc đen sâu hơn và cùng gam màu rộng hơn. Với việc không dùng đèn nền đã đem tới độ tương phản cao hơn ở trên màn hình.

 

Màn hình công nghệ OLED có trọng lượng khá nhẹ. Nhờ vào việc loại bỏ đèn nền và lớp màn trập, điều này đồng nghĩa nhà sản xuất đã vứt bỏ tấm kính nền dễ vỡ và nặng nề trên màn hình OLED và thay bằng tấm nền có chất liệu từ nhựa nhằm đem tới trọng lượng nhẹ nhàng và bền bỉ hơn tấm kính bằng thủy tinh. Hơn thế nữa, nhà sản xuất đã sáng tạo các smartphone độc đáo hơn với màn hình được uốn cong. Bên cạnh đó, các tấm nền công nghệ OLED có thể chịu được nhiệt độ hoạt động cao và rộng hơn rất nhiều so với màn hình công nghệ LED thông thường.

Nhược điểm

Ngoài những ưu điểm nổi bật bên trên khi so với những công nghệ màn hình khác trên thị trường thì vẫn có một vài nhược điểm mà người dùng nên lưu ý và tham khảo như chi phí hơi cao, dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường ẩm thấp và độ bền còn chưa được lâu dài. Không những vậy, công nghệ màn hình này rất nhạy cảm khi tiếp xúc môi trường nước hay ẩm mốc.

 

Nhược điểm của màn hình OLED

 

5. Màn hình công nghệ OLED có ứng dụng như thế nào trong cuộc sống

Công nghệ màn hình này được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau bởi những ưu điểm vượt trội của những hình ảnh hiển thị. Các thương hiệu công nghệ điện tử hàng đầu thế giới như Samsung, Sony, LG,...đang trang bị công nghệ này vào các thiết bị điện tử như tivi, laptop nhằm cho ra những bức ảnh chuyển động một cách chân thật và sống động nhất. Hiện tại, iPhone 13 series, iPhone 12 series đều được nhà Táo trang bị công nghệ màn hình này.

 

Công nghệ màn hình OLED được sử dụng ở nhiều thiết bị điện tử

 

6. So sánh màn hình công nghệ OLED và màn hình công nghệ LCD

Tại thời điểm hiện tại, màn hình OLED và màn hình LCD đang được ứng dụng rất rộng rãi ở các thiết bị điện tử trên thị trường. Vậy chúng có những điểm khác nhau gì.

 

Màn hình OLED mang trong mình tấm nền diode hữu cơ giúp màn hình phát sáng ngay khi có dòng điện chạy qua. Trong khi màn hình LCD lại phát ra ánh sáng một cách gián tiếp thông qua ánh sáng từ đèn nền phát quang và những tinh thể lỏng.

 

So sánh màn hình OLED và màn hình LCD

 

Màn hình OLED sẽ dày hơn một chút so với màn hình LCD. Màn hình OLED có khả năng hiển thị gam màu đen sâu hơn còn màn hình LCD thỉnh thoảng xuất hiện tình trạng hở sáng. Màn hình công nghệ OLED sẽ bảo đảm độ sắc nét ngay cả khi góc nhìn có độ nghiêng nhỏ hơn 40 độ còn tại màn hình LCD thì sẽ có một chút sự khác biệt.

 

Xem thêm: Màn hình công nghệ IPS LCD

 

Tuổi thọ của màn hình OLED theo nghiên cứu là từ 20.000 giờ tới 50.000 giờ trong khi ở màn hình LCD lại khá cao lên 100.000 giờ. Tuy nhiên, khả năng tiết kiệm pin của màn hình OLED lại tốt hơn với đối thủ. Điều đặc biệt là chi phí người tiêu dùng phải bỏ ra cho công nghệ màn hình OLED sẽ cao hơn so với công nghệ màn hình LCD

 

LỜI KẾT

 

Hy vọng bài viết trên đây sẽ đem đến cho bạn những thông tin hữu ích về màn hình công nghệ OLED từ đặc điểm cấu tạo, ưu điểm cũng như khuyết điểm của nó. Hãy theo dõi website: minmobile.net.vn để liên tục cập nhật các thông tin mới nhất của thế giới công nghệ. Cám ơn các bạn đã đọc!

 

MinMobile
Bạn cần tư vấn, đừng ngần ngại Liên hệ với chúng tôi ngay
Hotline tư vấn dịch vụ: 038.656.7777