zalo
topbar-img

MinMobile

Giải đáp về khẩu độ ống kính camera. Ý nghĩa của khẩu độ f là gì?

Ngày đăng 6/6/2023 1476 Lượt xem

 

Nếu bạn là một tín đồ của việc chụp ảnh, luôn khao khát có được những bức ảnh tuyệt đẹp thì chắc hẳn cần phải hiểu rõ các thuật ngữ quan trọng như khẩu độ, độ phân giải,... Vậy khẩu độ ống kính camera là gì? Ý nghĩa của khẩu độ f là gì? Cùng MinMobile giải đáp ở bài viết dưới đây nhé!

1. Khái niệm về khẩu độ ống kính camera?

Khẩu độ camera hay còn gọi là khẩu độ f là độ mở của hệ thống ống kính mà ánh sáng đi qua vào trong máy ảnh. Cách dễ hiểu nhất về định nghĩa của khẩu độ là nó giống đôi mắt của con người. Khi ở trong điều kiện ánh sáng yếu, đồng tử mắt người sẽ tự động giãn nở ra hơn để thu được nhiều nhiều ánh sáng nhất có thể. Khi ở trong điều kiện ánh sáng mạnh, đồng tử sẽ tự động co lại để hạn chế lượng ánh sáng nhằm tránh tình trạng làm mờ chủ thể được nhìn.

 

Khẩu độ camera là gì

 

Khẩu độ camera là 1 trong 3 yếu tố tạo nên độ phơi sáng. Với việc có vốn kiến thức chắc chắn về khẩu độ sẽ giúp người dùng rất nhiều trong cách chụp ảnh phơi sáng đồng đều.

2. Ý nghĩa của khẩu độ f

Khẩu độ ống kính có ảnh hưởng như thế nào đến tới phơi sáng? 

Khi khẩu độ thay đổi kích thước sẽ mang tới sự thay đổi về tổng lượng ánh sáng đi qua bộ cảm biến camera trên smartphone của người sử dụng. Dùng các khẩu độ khác nhau sẽ mang đến nhiều phương thức sáng tạo ảnh thông qua các hiệu ứng vô cùng độc đáo.

 

Khi đường kính của kích thước khẩu độ ống kính có sự thay đổi, chúng sẽ cho phép ánh sáng lọt vào cảm biến nhiều hoặc ít hơn. Tình huống này phụ thuộc nhiều vào hoàn cảnh chụp ảnh.

 

Khẩu độ camera ảnh hưởng đến độ sâu trường ảnh như thế nào

Khẩu độ ảnh hưởng như thế nào tới độ sâu trường ảnh?

Thêm một hiệu ứng cũng khá quan trọng khác của khẩu độ ống kính chính là độ sâu trường ảnh. Độ sâu trường ảnh là số lượng hình ảnh của người dùng chụp xuất hiện rõ nét từ phía trước ra sau. Một số bức ảnh có độ sâu trường ảnh khá nông, hậu cảnh của bức ảnh sẽ không được lấy nét hoàn toàn. Trong khi đó, bức ảnh có độ sâu trường ảnh sâu thì cả hậu cảnh và tiền cảnh đều vô cùng sắc nét.

 

Nếu người dùng để ở khẩu độ lớn và chụp ảnh thì vùng lấy nét sẽ rất nhỏ gây ra tình trạng độ sâu trường ảnh nông. Nếu người dùng để khẩu độ nhỏ thì bức ảnh cho ra sẽ rõ nét hơn. Nếu người dùng chụp ảnh với độ sâu trường ảnh sâu, hãy chú ý chọn khẩu độ cho phù hợp để tránh tình trạng nhiễu xạ ống kính và làm hỏng bức hình cuối cùng của người dùng.

3. Khẩu độ có đơn vị là gì?

Trong ngành nghề nhiếp ảnh, thang đo F-STOP được sử dụng để đo kích thước khẩu độ. Trên máy ảnh, người dùng sẽ thấy đơn vị của khẩu độ dưới ký hiệu "f/số" như f/5,f/8,... Số f thể hiện mức độ rộng hoặc hẹp của khẩu độ ống kính. Kích thước khẩu độ camera ảnh hưởng rất nhiều đến độ sâu trường ảnh và độ phơi sáng.

 

Đơn vị của khẩu độ có thang đo F-STOP

 

Xem thêm: Độ phân giải camera là gì

4. So sánh khẩu độ lớn và khẩu độ nhỏ

Việc so sánh giữa khẩu độ lớn và khẩu độ nhỏ là thứ khiến những người vừa mới tìm hiểu về nhiếp ảnh cảm thấy bối rối. Số nhỏ sẽ đại diện cho khẩu độ lớn và ngược lại, số lớn sẽ tượng trưng cho khẩu độ nhỏ. Ví dụ, khẩu độ f/16 sẽ nhỏ hơn khẩu độ f/4. Trên hệ thống ống kính của các dòng điện thoại, thông số khẩu độ thường là mặc định và không thể thay đổi.

 

Khẩu độ càng lớn thì con số đằng sau F càng nhỏ

 

5. Khẩu độ tối đa và khẩu độ tối thiểu

Mỗi camera đều có giới hạn riêng về độ lớn hay nhỏ của khẩu độ. Nếu người dùng xem xét các thông số kỹ thuật của camera thì sẽ nhận biết được khẩu độ tối đa và tối thiểu là bao nhiêu. Khẩu độ tối thiểu thường không quá quan trọng vì hầu hết các ống kính camera trên thị trường ở thời điểm hiện tại đều sở hữu khẩu độ bé nhất ở mức f/16.

 

Khẩu độ tối đa và khẩu độ tối thiểu

 

Ngược lại, khẩu độ tối đa thường dành được mối lưu tâm của mọi người hơn, nó cho phép người dùng biết được camera đó có thể thu vào tối đa bao nhiêu ánh sáng. Ví dụ, với ống kính 18mm thì khẩu độ tối đa sẽ là f/3.5 và đối với ống kính 55mm, khẩu độ tối đa là f/5.6. Và đương nhiên ống kính có khẩu độ càng lớn thì chi phí càng cao hơn so với ống kính có khẩu độ nhỏ.

6. Lựa chọn ống kính có khẩu độ phù hợp

Việc chọn một ống kính có khẩu độ phù hợp lại phụ thuộc rất nhiều vào mục đích chụp ảnh của người sử dụng. Nếu người dùng chụp ảnh trong môi trường có ánh sáng yếu, người dùng có thể sắm cho mình ống kính có khẩu độ lớn như f/2.8 nhằm đem đến bức ảnh sở hữu độ sáng tốt hơn.

 

Tùy vào môi trường và mục đích chụp ảnh để điều chỉnh khẩu độ cho phù hợp

 

Đối với độ sâu trường ảnh, ống kính có khẩu độ lớn sẽ mang tới một lượng lớn nền mờ. Người dùng sẽ chụp được các chi tiết vô cùng rõ nét ở cả hậu cảnh và tiền cảnh.

 

TỔNG KẾT

 

Hy vọng qua bài viết vừa rồi, MinMobile Hải Phòng có thể đã giúp người dùng hiểu hơn về khẩu độ ống kính camera và ý nghĩa của khẩu độ f. Theo dõi ngay website: minmobile.net.vn để liên tục cập nhật những thông tin công nghệ mới nhất trên toàn thế giới nhé. Cảm ơn các bạn đã đọc!

 

MinMobile
Bạn cần tư vấn, đừng ngần ngại Liên hệ với chúng tôi ngay
Hotline tư vấn dịch vụ: 038.656.7777